Tiết đọc thư viện- Khơi dậy tình yêu với sách

Tiết đọc thư viện- Khơi dậy tình yêu với sách

Nếu trước đây, ở trường, học sinh tiểu học chỉ có thể đọc sách tại thư viện hay góc thư viện của lớp học thì nay, học sinh toàn huyện Tân Hồng nói chung và học sinh trường Tiểu học Trần Phú nói riêng đã có hẳn một tiết đọc thư viện trong chương trình học.

Trên thời khóa biểu của mỗi khối lớp đều có tiết đọc thư viện. Thời gian của mỗi tiết đọc tương đương với những tiết học khác. Trong tiết đọc thư viện có các hoạt động đọc chính giúp phát triển thói quen đọc sách của học sinh. Những hoạt động đọc không tập trung vào dạy kỹ năng đọc mà mục đích chính của tiết đọc thư viện là hình thành và phát triển thói quen đọc sách.

Tuy nhiên, khi trẻ có thói quen đọc sách thì kỹ năng đọc sách phát triển ; kỹ năng đọc sách phát triển thì học sinh sẽ đọc tốt đồng thời sẽ phát triển về tư duy ngôn ngữ cũng như học tập được nhiều điều bổ ích.

Tiết đọc thư viên lớp 3A1

Tiết đọc thư viên lớp 3A5

Phòng đọc được bố trí các kệ sách; có góc tra cứu, góc trò chơi,góc viết vẽ; có đủ không gian để học sinh tham gia các hoạt động: cá nhân, cặp đôi, nhóm; có đủ không gian phục vụ việc mượn trả sách. Trang thiết bị trong thư viện được sắp xếp hợp lý để học sinh dễ dàng di chuyển để chọn sách và vật phẩm giáo dục.

Tiết đọc thư viên lớp 5A4

Tiết đọc thư viên lớp 5A3

Các em giới thiệu về cuốn sách, nội dung câu chuyện mình vừa đọc.

Trong mỗi tiết, ngoài hoạt động đọc, các em được tham gia các trò chơi nhẹ nhàng; viết hoặc vẽ những gì mình thích trong câu chuyện; trao đổi cho nhau nghe về suy nghĩ,cảm nhận của bản thân về nhân vật, về câu chuyện đó. Giáo viên có thể trao đổi với các em bằng một số câu hỏi giản đơn có liên quan đến nhân vật cũng như nội dung câu chuyện nhằm hướng tới nhu cầu đọc sách tích cực cho học sinh.

Các em giới thiệu sản phẩm của nhóm mình

Các em giới thiệu sản phẩm của nhóm mình.

Sự thân thiện, thoải mái về không gian làm cho các em hào hứng với việc đọc sách,cảm giác mong chờ đến tiết đọc hàng tuần. Thông qua tiết đọc thư viện, học sinh không chỉ tiếp cận được nhiều đầu sách hay mà còn được khơi gợi niềm đam mê đọc sách. Nhờ vậy, học sinh chủ động trong việc tìm đọc sách, phát triển vốn từ, được giáo dục đạo đức, kỹ năng năng sống ngay từ lứa tuổi tiểu học. Đồng thời, học sinh tiểu học còn được hình thành thói quen đọc sách, phát huy văn hóa đọc trong lứa tuổi học đường./.

Tác giả: Kim Oanh