Chiến lược phát triển giáo dục Trường Tiểu học Trần Phú giai đoạn 2020 – 2025

UBND HUYỆN TÂN HỒNG

TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN PHÚ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:02/KH-THTP Tân Hồng, ngày 15 tháng 01 năm 2020

KẾ HOẠCH

Chiến lược phát triển giáo dục Trường Tiểu học Trần Phú

giai đoạn 2020 – 2025

 

 

  1. GIỚI THIỆU
  2. Quá trình phát triển

Trường Tiểu học Trần Phú tọa lạc trên khóm 2, Thị trấn Sa Rài huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp. Trường được xây dựng từ trước năm 1989 với tên gọi Trường Tiểu học Sa Rài. Từ năm 1989 đến năm 1990 trường được tách ra thành hai trường gồm: Trường Tiểu học Sa Rài 1 và Trường Tiểu học Sa Rài 2. Vào đầu năm học 1991-1992, trường được sáp nhập lại thành Trường Tiểu học Sa Rài. Đến tháng 10 năm 2001 trường được tách ra thành hai trường gồm: Trường Tiểu học Nguyễn Huệ  và Trường Tiểu học Trần Phú hiện nay. Vào năm 2003, Trường Tiểu học Trần Phú đạt chuẩn Quốc gia cấp độ 1; đồng thời vào năm 2006, do rà soát mạng lưới trường lớp nên UBND huyện ra Quyết định số 199/QĐ-UHND-TL, ngày 28 tháng 12 năm 2006 về việc thành lập Trường Tiểu học Trần Phú.

Trường có diện tích 6.1386m2 với quy mô 3 dãy khối phòng gồm: dãy A (khu hiệu bộ) có 1 trệt 1 lầu với 4 phòng học và 6 phòng chức năng; dãy B có 1 trệt, 1 lầu với 10 phòng học; dãy B có 1 trệt, 1 lầu với 10 phòng học. Diện tích sân chơi, bãi tập là 2.680m2 rộng rãi và thoáng mát đáp ứng được nhu cầu học tập và vui chơi của học sinh.

Để có được cơ sở vật chất xanh – sạch – đẹp như ngày hôm nay, nhà trường luôn phát huy vai trò tham mưu với cấp ủy chính quyền địa phương đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, các ban ngành đoàn thể địa phương luôn quan tâm hỗ trợ nhà trường về  mọi mặt. Ban đại diện cha mẹ học sinh nhiệt tình trong việc đóng góp công sức để xây dựng và cải tạo cơ sở vật chất tương đối khang trang, đáp ứng nhu cầu dạy và học. Hoạt động dạy và học và đã đi vào ổn định và có nề nếp rất lâu. Quy mô cũng như chất lượng dạy và học nằm trong tốp 3 của huyện.

Đội ngũ sư phạm có tinh thần đoàn kết cao, tinh thần trách nhiệm tốt, phấn đấu vì nhiệm vụ chung. Trường đã có Chi bộ Đảng độc lập, với số lượng Đảng viên là 32 đồng chí, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, có năng lực tập hợp quần chúng. Các đoàn thể hoạt động tốt, hỗ trợ đắc lực cho mọi hoạt động của nhà trường. Nhà trường có một tập thể đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy 100% giáo viên đạt chuẩn. Trong đó có 30/31  giáo viên có trình độ Đại học; 100% giáo viên đạt danh hiệu Lao động tiên tiến, nhiều giáo viên đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, cấp tỉnh. Đội ngũ quản lý có năng lực, hội đồng sư phạm luôn có ý thức xây dựng tập thể vững mạnh. Do vậy, trong những năm trước, nhà trường đã đạt nhiều bằng khen cấp tỉnh, Cờ thi đua của UBND tỉnh và Bằng khen Chính Phủ.

– Thành tích của nhà trường (trong thời gian năm gần đây):

+ Năm học 2020 – 2021: Tập thể Lao động tiên tiến.

+ Năm học 2021 – 2022: Tập thể Lao động xuất sắc.

+ Năm học 2022 – 2023: Tập thể Lao động xuất sắc.(Bằng khen UBND tỉnh)

+ Năm học 2023 – 2024: Tập thể Lao động xuất sắc.

+ Năm học 2024 – 2025: Tập thể Lao động xuất sắc. .(Bằng khen UBND tỉnh)

-Thành tích đội ngủ CBQL, GV, NV:

Danh hiệu thi đua 2020-2021 2021-2022 2022-2023 2023-2024 2024-2025
CSTĐ cấp cơ sở 4 4 4 5 5
Bằng khen cấp tỉnh 2 1 3 2 2
CSTĐ cấp  tỉnh 1 0 1 1 1
Bằng khen Chính Phủ 0 0 1 0 1
  1. Cơ cấu tổ chức nhà trường : Được thành lập theo đúng Điều lệ Trường Tiểu học.

Bảng 1 : Cơ cấu tổ chức nhà trường 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Văn Tâm

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Phước Sang

 

 

 

 

 

 

TỔ CM TỔ 1 TỔ CM TỔ 2 TỔ CM TỔ 3 TỔ CM TỔ 4 TỔ CM TỔ 5 TỔ BỘ MÔN
Trương Thị Kim Thu Nguyễn Thị Phượng Lê Văn Minh Nguyễn Văn Bình Lê Khắc Lợi Nguyễn Trung Trực

 

Bảng 2: Số liệu học sinh (dự kiến theo từng năm)

Năm

Học

2020-2021 2021-2022 2022-2023 2023-2024 2024-2025
S.lớp Số HS S.lớp Số HS S.lớp Số HS S.lớp Số HS S.lớp Số HS
T.Số 22 701 24 771 23 750 23 750 23 750
Sĩ số

b/quân

32 32 33 33 33
2 buổ/

ngày

22 701 24 771 23 750 23 750 23 750

* Tình hình học sinh (Thời điểm tháng 09/ 2020)

 

Khối lớp Tổng số Nữ Học 2 buổi/ngày Học hòa nhập
Một 150 71 150
Hai 134 64 134 1
Ba 171 84 171 2
Bốn 149 70 149
Năm 97 50 97 1
Cộng 701 339 701 4

 

Khối Số lớp Số HS So đầu năm Giảm Sĩ số Đúng
Đầu

Năm

Hiện nay Tăng Giảm Ch.đi

C.đến

Bỏ học Bình quân độ tuổi
1 5 150 150 30 140
2 4 134 134 1 Đi: 1 33 127
3 5 171 171 34 163
4 5 149 149 2 Đến:2 30 145
5 3 97 97 1 Đi: 1 32 90
Cộng 22 701 701 2 2 4 0 32 665

Kết quả xét hoàn thành chương trình lớp học, xét hoàn thành chương trình Tiểu học (dự kiến từng năm)

Năm học 2020-2021 2021-2022 2022-2023 2023-2024 2024-2025
a)     HTCT lớp học 694/701 768/771 747/750 747/750 747/750
Tỉ lệ 99,0% 99,6% 99,6% 99,6% 99,6%
b)HT.CT Tiểu học 97/97
Tỉ lệ 100% 100% 100% 100% 100%
c)Phẩm chất 701/701 771/771 750/750 750/750 750/750
Tỉ lệ 100% 100% 100% 100% 100%
d)Năng lực 694/701        
Tỉ lệ 99,0% 99,6% 99,6% 99,6% 99,6%

* Hiệu quả đào tạo sau của khóa học 2016-207 là 104 em; trong đó: chuyển đi 14 em, lưu ban 2 em (còn lại 88 em). Năm học 2020-2021, hoàn thành chương trình Tiểu học là 96 em (trong đó chuyển đến 6 em). Do vậy tỉ lệ 94/96 là 97,9%.

Bảng 3: Số liệu CBQL-GV-Nhân viên

* Cán bộ quản lý:

Chức danh Số lượng Trình độ SP Trình độ chính trị
TN

QLGD

Đại học Cao đẳng Cao cấp Cử nhân Trung cấp Sơ cấp Đảng viên
Hiệu trưởng 1 CN 1 1 1
Phó hiệu trưởng 2 2 CN 2 2 2

* Giáo viên:  Hệ số GV / lớp : 30/24, tỉ lệ 1.25

Chức danh Số

Lượng

Trình độ SP Trình độ chính trị Đoàn thể
ĐH TrH Cao cấp Trung cấp Sơ cấp Đảng Công

Đoàn

Chi

đoàn

GV dạy lớp 23 23 3 23 24 22 2
GV bộ môn 7 6 1 6 7 2
GV TPT đội 1 1 1 1
Tổng 31 30 1   0 3 30 25 30 4

* Nhân viên:

Chức danh Số lượng Trình độ VH Trình độ đào tạo Đoàn thể
THPT THCS TH ĐH Tr cấp Đảng Công

Đoàn

Chi

đoàn

Văn thư 1 1 1 1
Kế toán 1 1 1 1 1
Bảo vệ 1 1 1 1
TV-TB 1 1 1 1 1 1
Y tế 1 1 1 1 1 1
Tổng 6 6     1   3 4 6 2

3.Các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường

Nhà trường có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, theo qui định hiện hành tại Điều lệ trường Tiểu học.

Chi bộ Đảng: có 32 đảng viên (32 chính thức, 0 dự bị); trong đó, cán bộ quản lí: 3/3 – Tỉ lệ: 100%, giáo viên: 25/ 30 – Tỉ lệ: 83,3%

– Công đoàn: Tổng số Công đoàn viên 39/39, được chia làm 7 tổ công đoàn, tỉ lệ: 100%.

– Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh: tổng số Chi đội là 13, tổng số đội viên 418 em, Sao nhi đồng Hồ Chí Minh 283 em.

4.Cơ sở vật chất kĩ thuật nhà trường

– Diện tích khuôn viên: 6.138 m2

– Diện tích sân chơi: 2.680 m2

– Số phòng học: 22 phòng, bình quân diện tích phòng học: 1,5m2/ HS

– Phòng khác: 9 phòng (01 phòng Hiệu trưởng; 01 Phó Hiệu trưởng, 01 Văn phòng: 01 phòng họp; 01 Thư viện – thiết bị; 01 phòng Y tế; 01 phòng TPT đội; 01 Phòng học Vi tính; 01  phòng Tiếng Anh).

– Dự kiến: tham mưu UBND huyện và Phòng GDĐT xây dựng thêm 15 phòng học và phòng hỗ trợ học tập trong thời gian năm năm học 2021-2022.

5.Kiểm định chất lượng giáo dục

Trường đang thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục mức 3 để tiến tới Trường đạt chuẩn Quốc gia cấp độ 2. Năm học 2021-2022, nhà trường đang tiến hạnh tự đánh giá lại để duy trì đạt chuẩn Quốc gia cấp độ 1. Qua đó, hàng năm tổ chức cập nhật và duy trì lộ trình đạt chuẩn theo quy định.

 

  1. PHÂN TÍCH
  2. Điểm mạnh

– 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tuân thủ quy chế của ngành và nội quy của nhà trường, nghiêm chấp hành tốt việc phân công, phân nhiệm, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, yêu nghề, ý thức tổ chức kỷ luật cao, nghiêm túc trong việc nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

– Đa số học sinh có ý thức học tập tốt, đảm bảo chuyên cần,  ngoan ngoãn, lễ phép, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.

– Trường đạt tiên tiến nhiều năm liền, nền nếp dạy và học tốt; đảm bảo môi trường sư phạm Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn, sân trường có nhiều cây xanh tạo bóng mát cho học sinh vui chơi.

– Trang thiết bị dạy học được đảm bảo yêu cầu tối thiểu theo quy định.

  1. Điểm yếu

– Trường đã được xây dựng lâu năm, cơ sở vật chất đã xuống cấp, một số phòng học diện tích còn nhỏ, chưa đạt tiêu chuẩn, diện tích sân chơi, bãi tập chưa đạt so với số học sinh, thiếu các phòng chức năng.

– Một số giáo viên tuổi cao thường bị bệnh. Một số giáo viên chưa thành thạo trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng.

  1. Thời cơ

– Trường tọa lạc trên địa bàn Đô thị và có truyền thống hiếu học và có nhiều thành tích nên rất thuận lợi để CBQL, giáo viên, nhân viên tham gia học tập để nâng cao tay nghề, nhất là ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học.

– Đa số cha mẹ học sinh đều là công chức, viên chức, có việc làm ổn định.

– Nhà trường tạo được uy tín, thương hiệu đối với địa phương và cha mẹ học sinh nên được sự hỗ trợ tích cực chính quyền địa phương và sự hỗ trợ tích cực của đa số phụ huynh học sinh.

– Các chế độ, chính sách của cán bộ, giáo viên, nhân viên được giải quyết kịp thời, đúng niên hạn.

  1. Thách thức

– Do trường tọa lạc trên địa bàn Đô thị và có truyền thống hiếu học và có nhiều thành tích nên cũng chính là thách thức để CBQL, giáo viên, nhân viên tham gia học tập để nâng cao tay nghề, nhất là ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học.

– Đa số cha mẹ học sinh đều là công chức, viên chức nên điều đó cũng thách thức CBQL, giáo viên, nhân viên luôn năng động và sáng tạo trong quản lý và giảng dạy.

– Vẫn còn một bộ phận phụ huynh học sinh là dân lao động lo kiếm sống, ít quan tâm đến việc học tập của con em, thiếu sự phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục học sinh.

– Địa bàn trường nằm trên Đô thị và sát đường lộ nên tình hình an ninh trật tự ở khu vực xung quanh đang gặp khó khăn, tiếng ồn xe qua lại…

  1. Xác định các vấn đề ưu tiên

-Đầu tư cơ sở vật chất.

-Nâng cao chất lượng dạy và học.

-Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

III. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC

  1. Tầm nhìn

Trường Tiểu học Trần Phú là một Trường Tiểu học cộng đồng theo đúng mục tiêu chiến lược về giáo dục con người mới XHCN Việt Nam: tự tin, có hiểu biết cơ bản tốt, có lòng yêu nước, có kỹ năng sống hợp tác và thích ứng với môi trường.

  1. Sứ mạng

Tạo dựng được môi trường sư phạm để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển tiềm năng tới mức tối đa, từng bước trưởng thành từ nhận thức đến hành động.

3.Giá trị cơ bản của nhà trường:

– Lễ phép

– Khát vọng vươn lên

– Tính năng động, sáng tạo

– Tính đoàn kết

– Tính kỷ luật

– Nhân ái, sẵn sàng chia sẻ

– Tính tiết kiệm

  1. MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC
  2. Mục tiêu chung

– Tiếp tục xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục và giáo dục toàn diện,  là cơ sở giáo dục hiện đại, tiên tiến thấm nhuần giá trị nhân văn, gìn giữ bản sắc dân tộc, phát triển phù hợp với xu thế chung của đất nước và thời đại.

– Năm học 2023 – 2024, Trường đạt chuẩn Quốc gia cấp độ 2.

          1.1. Đối với giáo viên, cán bộ quản lý

Mục tiêu xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giỏi về chuyên môn, chuẩn hóa Công nghệ thông tin, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống, lương tâm, trách nhiệm của nhà giáo.

       1.2. Đối với học sinh

Mục tiêu của giáo dục phổ thông theo Điều 27 của Luật Giáo dục (2005) và mục tiêu CTGDPT mới 2018 đã được quy định là: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học ở bậc trung học học cơ sở”.

  1. Mục tiêu cụ thể

2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với đổi mới giáo dục và đào tạo:

– Chú trọng công tác xây dựng đảng và phát triển đảng viên, công tác chính trị tư tưởng trong đội ngũ. Cấp ủy phải thực sự đi đầu đổi mới, gương mẫu thực hiện về việc tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục và đào tạo.

– Lãnh đạo nhà trường phát huy dân chủ, dựa vào đội ngũ giáo viên, viên chức và học sinh, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể và nhân dân địa phương để xây dựng nhà trường.

          2.2. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục và đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.

– Phát triển hài hòa đức, trí, thể, mỹ, tăng cường giáo dục thể chất; dạy chữ kết hợp dạy người. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

– Tích cực đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ hình thức học tập trên lớp sang hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truền thông trong dạy và học.

          2.3. Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm tính trung thực, khách quan.

– Thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá học sinh theo đúng Thông tư hướng dẫn, thường xuyên phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; phối hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của học sinh. Công tác kiểm tra, đánh giá phảo bảo đảm trung thực và khách quan.

– Tăng cường đổi mới công tác quản lý theo hướng phát năng lực và phẩm chất của học sinh và gắn kết với thực tiễn.

– Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục theo đúng Thông tư 17/TT-BGDĐT và công khai kết quả kiểm định.

          2.4. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yên cầu đổi mới gíao dục và đào tạo.

Yêu cầu CBQL, giáo viên và nhân viên luôn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm thực hiện chuẩn hóa đội ngũ, nhất là biết sử dụng các phần mềm trong dạy học.

  1. Giải pháp

          3.1.Về phát triển đội ngũ nhà trường

  – Vai trò: phát triển đội ngũ vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển nhà trường. Đây là nhiệm vụ của tập thể cán bộ viên chức nhà trường; tạo động lực làm việc cho CB-GV-NV nhà trường; hỗ trợ giáo viên phát triển chuyên môn và nhân cách đạo đức nhà giáo từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho CB-GV-NV; mọi thành viên đều mong muốn và tích cực tham gia quá trình phát triển đội ngũ cho nhà trường.

Nhiệm vụ chung: tạo môi trường học tập thường xuyên, suốt đời, lấy tự học là chủ yếu nhằm nâng cao trình độ đội ngũ; mỗi giáo viên lựa chọn một chủ đề mà họ muốn được học một cách độc lập, giáo viên lập kế hoạch kỹ lưỡng gồm các nội dung: các mục tiêu học tập cần phải đạt; các kiến thức kỹ năng cần nắm vững; các hoạt động học tập sẽ thực hiện; cách đánh giá kết quả đạt được; thời gian hoàn thành…

Phát triển đạo đức nhà giáo: trường sẽ tổ chức 1 chuyên đề để giúp mọi thành viên nhà trường phải thực hiện quy định về Nhà giáo, vững vàng tư tưởng, chính trị; chuẩn về đạo đức; lương tâm và trách nhiệm của nhà giáo.

Tiêu chí đánh giá và khen thưởng đội ngũ: căn cứ các quy định hiện hành và thực tiễn nhà trường; đánh giá chất lượng, hiệu quả trên công việc cụ thể, đảm bảo tính công bằng, khách quan; đánh giá tiềm năng và khả năng thích ứng với sự phát triển của nhà trường; dùng kết quả đánh giá để khen thưởng đội ngũ; chú trọng mục tiêu phát triển; khuyến khích tinh thần hợp tác cùng phát triển; đa dạng hóa nguồn thông tin phản hồi về hiệu quả làm việc; gắn hiệu quả làm việc với chiến lược phát triển nhà trường; đánh giá hiệu quả trên cơ sở chuẩn hành vi và năng lực; tập trung vào tiềm năng hơn là những thiếu sót của đội ngũ.

Về cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ và thông tin: hiện trường đã có phòng máy vi tính, đảm bảo có đủ cho giáo viên dạy học. Điều cần ưu tiên là tiếp tục tổ các lớp bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về sử dụng thiết bị, từng bước tiếp cận thiết bị và công nghệ hiện đại; khai thác internet trong dạy và học; xây dựng website của trường, khai thác triệt để các nguồn lực thông tin, nguồn lực vật chất và nguồn lực tài chính. Thường xuyên tham mưu các cấp sớm xây dựng thêm phòng học và phòng hỗ trợ học tập vào năm 2021-2022.

Về nguồn lực tài chính: chấp hành định mức quy định của Nhà nước; việc huy động và sử dụng các nguồn vốn đảm bảo minh bạch và công khai; các thành phần nhân sự của trường tham gia lập kế hoạch tài chính; phân bố những hạn mục ưu tiên; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ về tài chính; nâng cao chất lượng, hiểu quả của công tác tài chính.

– Về quan hệ với cộng đồng: mọi thành viên trong nhà trường phải nhìn thấy sự cần thiết quan hệ với cộng đồng nhằm khai thác các nguồn ngoại lực, củng cố hiệu quả nguồn nội lực. Mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường, giữa nhà trường với cộng đồng bên ngoài là những yếu tố tiềm năng cung cấp nguồn lực cho nhà trường; xây dựng văn hóa nhà trường sẽ thu hút sự quan tâm, tạo cơ hội thu hút nguồn đầu tư cho nhà trường; xây dựng và quảng bá thương hiệu nhà trường cần sự tích cực tham gia của mỗi thành viên trong nhà trường.

Về lãnh đạo và quản lý:

+ Chuyển dịch từ vai trò nhà quản lý sang vai trò nhà lãnh đạo và quản lý theo chế độ “Thủ trưởng đơn vị”.

+ Có niềm tin và quyết tâm đối với lãnh đạo và quản lý các hoạt động trong nhà trường.

          *Những vấn đề then chốt trong đổi mới lãnh đạo và quản lý nhà trường:

+ Lập kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.

+ Phát triển đội ngũ nhà trường.

+ Xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường.

+ Huy động nguồn lực giáo dục.

+ Phát triển giáo dục toàn diện học sinh.

– Về văn hóa nhà trường: mỗi thành viên cần xác định rõ xây dựng và phát triển VHNT, với các định hướng:  nuôi dưỡng bầu không khí cởi mở, dân chủ, hợp tác, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau:  mỗi thành viên đều biết rõ công việc mình phải làm, hiểu rõ trách nhiệm, luôn có ý thức chia sẻ trách nhiệm, tích cực tham gia vào việc ra các quyết định dạy và học. Tạo môi trường học tập thân thiện, có lợi nhất cho học sinh.

Chia sẻ quyền lực, trao quyền, khuyến khích tính tự chịu trách nhiệm; chia sẻ tầm nhìn; chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi chuyên môn: khuyến khích giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy và học; khuyến khích hợp tác, sáng tạo và đổi mới.

Xây dựng các quy tắc giao tiếp, ứng xử với mọi thành viên trong nhà trường (giữa học sinh với học sinh; học sinh với GV; GV với học sinh; GV với BGH, với đồng nghiệp; GV với CMHS…) dựa trên các nguyên tắc sau: tôn trọng người khác, đặt vị trí mình vào vị trí của người khác trong giao tiếp, ứng xử; tôn trọng lời hứa, sự cam kết và hợp đồng; phê bình góp ý tránh cách nói mỉa mai, chỉ trích…làm tổn thương người khác.

Xây dựng các quy tắc ứng xử với môi trường (bảo vệ sức khỏe; giữ gìn vệ sinh trường, lớp; bảo vệ môi trường sống; tiết kiệm năng lượng).

          3.2. Về đổi mới hoạt động của giáo viên

  – Dạy để làm thay đổi người học: chuyển từ việc dạy học tập trung vào nội dung sang dạy học tập trung vào hình thành các năng lực cho học sinh.

  – Dạy ít, học nhiều: nuôi dưỡng sự tò mò và khát khao, nuôi dưỡng lòng yêu thích học tập suốt đời.

  – Về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và bồi dưỡng: tăng cường và nâng cao bài giảng điện tử; tăng cường khai thác internet trong dạy học; giáo viên được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, của đội ngũ giáo viên hướng dẫn và khả năng thực tế của nhà trường.

– Đổi mới hoạt động dự giờ của giáo viên: dự giờ không chỉ dừng lại ở việc kiểm tra, đánh giá giờ dạy của giáo viên mà phải chú trọng đến việc tư vấn và thúc đẩy việc phát triển chuyên môn.

– Đổi mới phương pháp dạy học:

+ Về sử dụng phương pháp sư phạm: giáo viên phải có chiến lược để tổ chức quản lý các hoạt động dạy học: cần thay đổi cách dạy, chuyển từ việc truyền thụ kiến thức sang tổ chức hoạt động học tập cho học sinh; giáo viên cần quan tâm tới nhu cầu học tập và cách học của học sinh.

+ Về trải nghiệm học tập: giáo viên cần phát huy khả năng tự kiểm soát đối với quá trình học tập của học sinh; khuyến khích học sinh lên các kế hoạch tự trải nghiệm để tìm tòi, khám phá, rút kinh nghiệm.

+ Về môi trường học tập: để tạo dựng một môi trường an toàn về mặt tình cảm, giáo viên cần cởi mở và chấp nhận các nhu cầu khác nhau cũng như những đặc điểm khác nhau của học sinh; nuôi dưỡng và khuyến khích học sinh bày tỏ quan điểm; có sự tương tác mang tính tôn trọng giữa giáo viên và học sinh. Để tạo ra môi trường học tập tích cực, giáo viên cần đề ra các quy định của lớp học và đưa ra các kỳ vọng, mong đợi; khi tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm cần có đủ thời gian để học sinh trả lời hay làm rõ những băn khoăn của mình; tôn trọng trật tự, quy trình; luôn khen ngợi, động viên những nỗ lực của học sinh.

+ Về nội dung học tập: nội dung học tập có thể lôi cuốn học sinh khi: giáo viên dùng các ví dụ thực tế trong cuộc sống để giúp học sinh có thể nhận biết giá trị và tính ứng dụng của nó. Qua đó học sinh có thể kết nối với kinh nghiệm, kích thích tính tò mò và làm cho học sinh muốn tìm tòi thêm; biến những chuyện xảy ra trong nhà trường, trong xã hội thành những nội dung có thể giảng trên lớp; tạo điều kiện để học sinh kết nối việc học ở trường với thế giới bên ngoài.

+ Về đánh giá học sinh: đảm bảo trung thực, khách quan; cần giúp học sinh biết điểm mạnh, điểm yếu của mỗi cá nhân để tiến bộ; giúp HS tái định hướng hoạt động học tập.

  1. Một số chỉ tiêu phấn đấu:

– Xây dựng môi trường thân thiện – học sinh tích cực; có nề nếp – kỷ cương về tác phong giảng dạy và học tập,.

– 100% giáo viên và học sinh có sự hợp tác tốt trong học tập và giảng dạy.

– 40% GV- tập thể lớp HS được chọn là tiêu biểu về rèn chữ giữ vở.

– 60% GV- tập thể lớp HS được chọn là tiêu biểu về quản lý lớp học bằng biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực.

– 100% giáo viên có khả năng khai thác tốt ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

– Duy trì học 2 buổi/ngày và phấn đấu đến năm 2024 có 20% học sinh học bán trú.

– Duy trì 02 lớp học Tiếng Anh thí điểm (có người nước ngoài) và phấn đấu đến năm 2024 là 3 lớp.

        *Kế hoạch trường – lớp đến năm 2025:

 

Năm học Khối 1 Khối 2 Khối 3 Khối 4 Khối 5 CỘNG
2020 – 2021 5 4 5 5 3 22
2021 – 2022 5 5 4 5 5 24
2022 – 2023 4 5 5 4 5 23
2023 – 2024 5 4 5 5 4 23
2024 – 2025 4 5 4 5 5 23
  1. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC VÀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG:
  2. Giải pháp xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

 

Mục tiêu và các hoạt động cụ thể Kết  quả mong muốn Tiêu chí đánh giá Thời điểm hoàn thành mục tiêu Kết quả đạt được

(Đ. Giá vào cuối năm)

 

1. Đội ngũ CBBQL và tổ chức nhà trường

 

1.1. Đội ngũ CBQL:
Số lượng Có đủ SL BGH theo quy định 3 2020
Trình độ đào tạo – Có năng lực và trình độ chuyên môn tốt, được đào tạo từ cao đẳng trở lên.

– Có số năm làm QL trường học ít nhất từ 3 năm trở lên.

3/3 Đại học

 

 

3/3 đ/c

2020

 

 

2020

Trình độ chính trị Có trình độ chính trị từ trung cấp trở lên 3/3 đ/c 2020
Nghiệp vụ QL Được tập huấn vệ nghiệp vụ QL trường tiểu học có năng lực QL trường tiểu học 3/3 đ/c 2020
Tập huấn hỗ trợ điểm trường, nghiệp vụ kế toán Nắm vững được nguyên tắc tài chính, kế toán, nguyên tắc sử dụng quỹ hỗ trợ điểm trường và các hoạt động nhằm hỗ trợ điểm trường 3/3 đ/c 2020
Nghiệp vụ sư phạm Có số năm giảng dạy ít nhất từ: 3 năm đối với phó hiệu trưởng: 2 đ/c Đã hoàn thành
5 năm đối với Hiệu Trưởng 1 đ/c Đã hoàn thành
1.2. Tổ chức nhà trường:
Số lượng Có tổ chức Đảng, Đội TN, Công đoàn, Nữ công….. 4 tổ Chức 2020
Các tổ khổi trong nhà trường Hoạt động có hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể nhà trường trong việc giáo dục và nâng cao chất lượng GD 6 tổ chức 2020
2. Đội ngũ giáo viên, nhân viên:
2.1. Giáo viên:

 

Số lượng Có đủ số giáo viên theo quy định, tỉ lệ 1,48GV/lớp, có ít nhật 1 GV chủ nhiệm/ 1 lớp và có GV dự trữ, có đủ số GV dạy các bộ môn chuyên theo tiêu chuẩn – T.số: 31

+ GVCN: 23

+GVBM: 7

+GV.TPT: 1

2020

 

 

Trình độ đào tạo 100% số Gv đạt chuẩn trình độ đào tạo, ít nhất 20% số GV trên chuẩn trình độ đào tạo, 100% GV chuyên đạt trình độ từ trung cấp sư phạm trở lên Đại học 15/16 2015
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ Có ít nhất 20% GV đạt danh hiệu dạy giỏi từ cập huyện trở lên, 50% GV đạt danh hiệu dạy giỏi cấp trường, không có GV yếu kém về chuyên môn. Đại học 30/31

31/31

 

Năm 2020

2021

 

Hoạt động chuyên môn – Sinh hoạt chuyên môn thường xuyên theo tháng.

– Sinh hoạt chuyên đề và nghiên cứu bài học

– Tham quan học tập kinh nghiệm

– Số GV được BD CM hè, BD thường xuyên, tự BD có hiệu quả

1 lần/tháng

 

2 lần/ tháng

 

2 lần/ năm

31 đ/c

 

 

2020

2.2. Nhân viên:
Số lượng Có đủ số nhân viên theo quy định, đảm bảo phục vụ các hoạt động của nhà trường. – Bảo vệ: 1

– Thư viện: 1 – Thiết bị : 1

– K.toán: 1

– Văn thư: 1

– Y tế : 1

2020

2023

 

Trình độ, nghiệp vụ, phẩm chất. Nhân viên Kế toán, Y tế có trình độ từ Trung cấp trở lên. Số nhân viên có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực và nghiệp vụ, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.  

6/6

2 Đại học

2020

 

 

2023

3. Cơ sở vật chất – Thiết bị dạy học:
3.1. Khuôn viên, sân chơi, bãi tập:
Diện tích toàn trường Có đủ diện tích để phục vụ học tập, vui chơi cho học sinh ở trung tâm và các điểm bản – DT toàn trường

6.138 m2

 

2020

 

Diên tích khuôn viên, sân chơi, bãi tập Có khuôn viên sân chơi bãi tập cho học sinh toàn trường đảm bảo ít nhất 1,50m2/1 hs -Mức 2:1,5 x 750 em= 1.125m2

trở lên

2020
Số điểm trường có khuôn viên đảm bảo yêu cầu 100% điểm trường khuôn viên có hàng rào, cây xanh, cây cảnh, bồn hoa, thảm cỏ, sân chơi, sân tập TDTT đúng quy cách thể dục, sân chơi 2022
3.2. Phòng học, nhà chức năng:
Số phòng học – Có tối thiểu 1 phòng/ 1 lớp

– Phòng học được trang bị và trang trí đúng quy cách, đảm bảo DT tối thiểu 1,35m2/1hs

– 24 phòng

– 24 phòng

2022

2022

Số phòng chức năng Có đủ các phòng chức năng theo QĐ 13/2020 của BGD&ĐT, các phòng được trang trí đúng quy cách và đảm bảo diện tích theo quy định  14 phòng 2022
CSVC phục vụ cho học sinh học bán trú

 

– Phấn đấu có nhà ăn, nhà bếp đảm bảo đủ DT sử dụng.

– Được trang bị đủ đồ dùng phục vụ cho việc ăn, ngủ tại trường cho học sinh bán trú

2020
Phương tiện, thiết bị giáo dục – Có đủ bàn ghế GV, HS đúng quy cách.

– Được trang bị đầy đủ thiết bị GD theo danh mục tối thiểu (SGK, DDTB)

– Bàn ghế và đồ dùng văn phòng

– Bàn ghế và ĐD thư viện, y tế, HĐ đội,

-Tủ, giá sách

– GV 24, HS 432 bộ

-TB 30 bộ

 

 

– 1 bộ/phòng

– 1 bộ/phòng

 

– 24 cái

2017

 

 

 

 

Điều kiện vệ sinh Đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh theo QĐ số 32 của BGD &ĐT: Nguồn nước sạch, khu VS riêng cho GV&HS, khu để xe, hàng rào, cây xanh, thảm cỏ, môi trường sạch đẹp…. – Khu VS: 6 khu

– Khu để xe: 2 khu

 

2022

 

2022

4. Hoạt động và chất lượng giáo dục
4.1. Chương trình và kế hoạch GD
Số lớp, số HS – Có số lớp, số HS đảm bảo theo Thông tư 28 của BGD&ĐT (điều lệ Trường Tiểu học) – Tại bảng 2 (phần trên) Năm 2020- 2025
Học hai buổi/ ngày – Duy trì 100% số HS học 2 buổi/ ngày – Đạt 100% Năm 2020- 2025
Học bán trú – Phấn đấu có từ 20% đến 30% học sinh học bán trú bằng nhiều hình thức. Năm 2023
4.2. Chất lượng và hiệu quả GD
Tỉ lệ HS hoàn thành CT lớp học Sau khi kết thúc năm học có ít nhất 99,5 % trở lên học sinh đạt chuẩn KT – KN và được chuyển lớp. 99,5% Năm

2020-2025.

Tỉ lệ HS HTCT tiểu học – Sau khi kết thúc khoá học có ít nhất 95,0% trở lên HS đạt chuẩn KT – KN và HTCT tiểu học  100% Năm

2020-2025.

Năng lực – Có ít nhất 99,5% trở lên HS có học lực và điểm KT định kì cuối các học kì xếp loại hoàn thành.

 

 

99,5%

Năm

2020-2025.

Phẩm chất Phấn đấu hàng năm có 100% HS trở lên có phẩm chất đạt 100% Năm

2020-2025.

Tham gia các phong trào các cấp – 100% học sinh và giáo viên tham gia các phong trào trong biên chế và các phong trào liên tịch, phát động của ngành.

– Có số giải nằm trong tốp 3 của huyện ở các cấp thi.

-Phấn đấu tham gia được ít nhất 2 phong trào cấp tỉnh.

 

100%

 

 

 

 

Năm

2020-2025.

Tỉ lệ huy động HS – Huy động tối thiểu 100 % số trẻ trong độ tuổi ra lớp.

– Huy động 100% số trẻ 6 tuổi vào lớp 1, 100% số trẻ 11 tuổi đi học.

– Ít nhất 90,0% trở lên số trẻ 11 tuổi HTCT tiểu học.

Đạt

 

Đạt

 

90,0% trở lên

 

Năm

2020-2025.

Duy trì sĩ số – Duy trì sĩ số ít nhất 99,0% trở lên

– Giảm tỉ lệ HS bỏ học dưới 1%

Đạt

Đạt

Năm

2020-2025.

Hiệu quả đào tạo – Hiệu quả sau 5 năm đào tạo đạt ít nhất 95,0% trở lên ( tỉ số giữa số HS đầu vào và đầu ra) 95,0% Năm

2020-2025.

            2.Giải pháp chương trình hành động chiến lược

 

Giải pháp chiến lược Chương trình hành động Thời gian thực hiện Kinh phí
Giải pháp 1: Đổi mới việc dạy học

 

Chương trình 1 : Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh.

– Hiệu trưởng : Tổ chức học tập nâng cao chuyên môn và cập nhật kiến thức xã hội cho phó hiệu trưởng và giáo viên.

– Áp dụng các phương pháp dạy học tích cực ( Thực hiện chuyên đề, kiểm tra chuyên đề)

– Tăng cường các phương tiện giảng dạy hiện đại

 

– Tổ chức học tập trong hè và trong sinh hoạt chuyên môn của tổ khối vào đầu mỗi năm học.

– Áp dụng trong việc dạy học theo chương trình.

– Kết hợp các nguồn lực bên ngoài để trang bị dần các phương tiện theo thứ tự ưu tiên

 

– Sử dụng ngân sách cho việc tổ chức học tập.

 

– Sử dụng các nguồn ngân sách xã hội hóa cho việc trang bị các phương tiện học tập.

Giải pháp 2: Phát triển đội ngũ Chương trình 2: Xây dựng và phát triển đội ngũ

– Nâng cao trình độ đội ng : chỉ tiêu 100% đạt chuẩn

– Đảm bảo chất lượng, số lượng.

 

 

– Nâng cao trình độ và hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên phục vụ

 

 

– Thực hiện trong 2 năm học 2021-2022, 2022-2023 và giữ vững biên chế, chất lượng đội ngũ.

– Kết hợp thực hiện cùng kế hoạch thực hiện chỉ thị 40/TW

– Đưa nhân viên học tập nâng cao tay nghề theo các chương trình đào tạo bổ sung; khuyến khích việc tự học.

Dự kiến 2 người theo học các chuyên ngành theo nhiệm vụ.

 

 

– Sử dụng ngân sách cho việc tổ chức học tập.

– Theo định biên và ngân sách

 

Giải pháp 3 : Đổi mới quản lý nhà trường Chương trình 3: Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục.

– Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, dạy học, hệ thống internet, duy trì và phát triển trang Website, thư viện bài giảng UDCNTT của trường…Cải cách việc quản lý nhà trường, thực hiện tốt các chương trình quản lý CSDL, MIXA…

– Hiệu trưởng lãnh đạo việc đổi mới chất lượng giáo dục toàn diện, ứng dụng CNTT trong dạy học.

– Trang bị Tivi các phòng học; duy tu, bảo dưỡng các máy vi tính ở phòng làm việc, phòng chức năng, phòng học để tổ chức làm việc và giảng dạy đạt hiệu quả cao.

 

 

 

Thực hiện từ năm học 2012 đến 2022.

 

 

 

 

 

 

 

 

-Tivi: đến 2025 có 24 cái/24 phòng.

-Năm 2022 đến 2024 có 24 cái.

Giải pháp 4: Phát triển cơ sở vật chất Chương trình 4: Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Tu bổ cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục.

– Yêu cầu 100% CBQL, GV, NV học tập và ứng dụng CNTT trong giảng dạy và làm việc.

-Thường xuyên tu bổ và bổ sung đầy đủ các phương tiện làm việc.Từng bước trang bị các phương tiện ứng dụng cao trong dạy và học.

– Dự kiến: 2022-2023:  bổ sung các tủ sách nghiệp vụ cho thư viện;

– Năm 2022-2023: Trang bị phòng nghe-nhìn;

– 2021-2023: Chuẩn hoá quy cách toàn bộ phòng học.

 

 

 

– Thực hiện từ năm 2021-2022

 

– Thực hiện từ năm 2020 đến 2024.

 

 

-Thực hiện từ 2022-2023.

– Thực hiện từ 2022 đến 2023.

 

 

 

 

-Sử dụng nguồn ngân sách mua sắm các phương tiện làm việc đáp ứng các yêu cầu của việc làm.

           

  1. ĐỀ XUẤT TỔ CHỨC THỰC HIỆN
  2. Cơ cấu tổ chức

Nhà trường xây dựng kế hoạch và phân công các thành viên Lãnh đạo theo dõi phụ trách rà soát các chỉ tiêu, cụ thể:

– Ông Lê Văn Nông, Hiệu trưởng – theo dõi và quản lý chung; trong đó bố trí các chỉ tiêu CSVC, thiết bị, xây dựng đội ngũ. Tham mưu UBND thị trấn cho phép nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện.

– Ông Nguyễn Phước Sang, Phó hiệu trưởng – theo dõi và rà soát các chỉ tiêu chuyên môn.

– Ông Nguyễn Văn Tâm, Phó hiệu trưởng- theo dõi và rà soát các chỉ tiêu Phổ cập GD, hiệu quả đào tạo và các chỉ tiêu thi đua.

– Ông Phạm Lê Hảo, kế toán- theo dõi và đề xuất các nguồn kinh phí phục vụ cho từng nội dung.

  1. Chỉ đạo thực hiện

– Hiệu trưởng chịu trách nhiệm triển khai quy trình xây dựng kế hoạch chiến lược của nhà trường .

– Phân công cụ thể các thành viên chịu trách nhiệm thực hiện các bước và từng phần của kế hoạch chiến lược.

          3.Lộ trình-tiến độ thực hiện

– Thực hiện từ năm học 2021 đến 2023 có đánh giá và đối chứng kết quả, điều chỉnh kế hoạch theo từng thời điểm gồm: CSVC, đội ngũ, chất lượng, thư viện- thiết bị…

– Thực hiện duy trì trường đạt chuẩn quốc gia cấp độ 1 và cập nhật đánh giá chất lượng giáo dục mức 3. Đến năm 2024, trường đạt chuẩn Quốc gia cấp độ 2.

  4.Phương thức đánh giá sự tiến bộ

– Đánh giá kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường dựa trên các điều kiện có và cần có để kế hoạch thành công . Ban xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường và Hội đồng trường sẽ cùng xem xét các điều kiện khả thi của kế hoạch và công nhận bản kế hoạch bằng cách bỏ phiếu tín nhiệm,.

– Đánh giá kế hoạch qua lộ trình thực hiện (học kì, cả năm và cả giai đoạn) bao gồm các bước kiểm soát: Trình tự thực hiện các giải pháp chiến lược (theo thứ tự hay kết hợp); Kiểm soát sự thực hiện của tổ khối chuyên môn và các bộ phận trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được phân công của kế hoạch chiến lược.

– Đánh giá kết quả của kế hoạch qua từng năm học và cả lộ trình thực hiện.

  5.Tiêu chí đánh giá

– Ban xây dựng kế hoạch chiến lược có nhiệm vụ xây dựng các tiêu chí đánh giá kế hoạch chiến lược dựa trên các điều kiện cơ bản để xây dựng kế hoạch thành công.

– Bản tiêu chí sẽ gồm các mức độ : hoàn thành xuất sắc, hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành.

  6.Hệ thống thông tin phản hồi

– Là những thông tin được phản hồi từ chính những thành viên của nhà trường, của cộng đồng, của PHHS về việc thực thi kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường.

– Các thông tin được góp ý chính đáng sẽ được ghi nhận và xử lý theo từng bộ phận liên quan.

VII. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ

  1. Đối với Ủy ban nhân dân huyện Tân Hồng

Phê duyệt, cấp kinh phí để trường cải tạo, sửa chữa xây thêm phòng học mới và phòng chức năng.

  1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo

  Tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ CSVC, các trang thiết bị cho đơn vị. Có lộ trình giúp và tư vấn nhà trường có học sinh tham gia học bán trú.

  Trên đây là định hướng phát triển của Trường Tiểu học Trần Phú trong giai đoạn 2020-2025, tập thể sư phạm Trường Tiểu học Trần Phú quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ và định hướng phát triển của nhà trường./.

                                                                             HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

Lê Văn Nông